Tóm tắt các mốc thời gian Thống_nhất_nước_Đức

  • 1797: Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sáp nhập các vùng đất của các tiểu quốc Đức ở bờ trái sông Rhein như là kết quả của cuộc Chiến tranh Liên minh thứ nhất.
  • 1802: Các việc sáp nhập trước của Pháp được khẳng định sau chiến thắng trong chiến tranh Liên minh thứ hai.
  • 1804: Franz II của đế quốc La Mã Thần thánh (Franz I của Áo quốc) tuyên bố hình thành Đế quốc Áo mới để phản ứng với tuyên cáo của Napoleon Bonaparte thành lập Đệ Nhất Đế chế Pháp vào năm 1804.
  • 1806: Như là kết quả của cuộc chiến tranh Liên minh thứ ba, Napoleon I sáp nhập một số lãnh thổ ở phía Đông sông Rhein, thay thể đế quốc La Mã Thần thánh xem Liên bang Rhein như là một tiểu quốc thuộc Pháp.
  • 1807: Phổ mất đi một nửa lãnh thổ của mình sau Chiến tranh Liên minh thứ tư.
  • 1815: Sau khi Napoleon bại trận, Đại hội Viên phục hồi các bang Đức vào Liên minh các quốc gia Đức dưới sự lãnh đạo của đế quốc Áo.
  • 1819: Các Nghị định Carlsbad ngăn chặn bất kỳ hình thức của các hoạt động liên Đức để tránh việc tạo ra một nhà nước Đức; Vương quốc Phổ, tuy nhiên, bắt đầu một liên minh thuế quan với các tiểu quốc khác thuộc Liên minh các quốc gia Đức.
  • 1834: Liên minh thuế quan do Phổ lãnh đạo phát triển thành Liên minh quan thuế Đức bao gồm gần như tất cả các quốc gia thuộc Liên minh các quốc gia Đức ngoại trừ Đế chế Áo.
  • 1848: Các cuộc nổi dậy trên khắp các Liên đoàn của Đức, như ở Berlin, Dresden và Frankfurt, buộc vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ phải chấp nhận một hiến pháp cho Liên đoàn. Trong khi đó, Quốc hội Frankfurt được thành lập vào năm 1848 và đã cố gắng để công bố một nước Đức thống nhất, nhưng điều này đã bị từ chối bởi Wilhelm IV. Câu hỏi của một nước Đức thống nhất dưới giải pháp Kleindeutsch (để loại trừ Áo) hay Großdeutsch (bao gồm Áo) bắt đầu lộ diện.
  • 1861-62: Wilhelm I lên làm vua của Phổ và bổ nhiệm Otto von Bismarck vào ngày 23 tháng 9 năm 1862, làm thủ tướng Phổ và Bộ trưởng Ngoại giao, người ủng hộ một chính sách 'máu và sắt' để tạo một nước Đức thống nhất dưới sự lãnh đạo của nước Phổ.
  • 1864: Chiến tranh Schleswig lần thứ hai khởi đầu khi Phổ phản đối việc Đan Mạch sáp nhập Schleswig vào Vương quốc Đan Mạch. Đế quốc Áo đã bị Otto von Bismarck, thủ tướng của nước Phổ, cố tình lôi kéo vào cuộc chiến này. Chiến thắng Áo-Phổ dẫn đến Schleswig, vùng phía bắc, bị quản lý bởi Phổ và Holstein, phần phía nam, được cai trị bởi Áo, theo Hiệp ước Vienna (1864).
  • 1866: Bismarck cáo buộc Đế quốc Áo khuấy lên rắc rối ở Schleswig thuộc Phổ. Quân Phổ tiến vào Holstein thuộc Áo và nắm quyền kiểm soát toàn bộ tiểu quốc Schleswig-Holstein. Áo tuyên chiến với Phổ và, sau khi chiến đấu với Chiến tranh Áo-Phổ (Bảy tuần chiến tranh), đã nhanh chóng bị đánh bại. Các Hiệp ước Prague (1866) chính thức giải tán Liên minh các quốc gia Đức và Phổ thành lập Liên bang Bắc Đức bao gồm tất cả các nước Đức, ngoại trừ vương quốc phía nam Bayern thân Pháp, Baden và Württemberg.
  • 1870: Khi hoàng đế Pháp, Napoleon III, đòi hỏi lãnh thổ Rheinland lại đổi lấy sự trung lập của ông trong Chiến tranh Áo-Phổ, Bismarck sử dụng Câu hỏi thừa kế Tây Ban Nha (1868) và Ems Telegram (1870) như một cơ hội để kết hợp các vương quốc phía Nam. Napoleon III tuyên chiến với Phổ.
  • 1871: Cuộc chiến tranh Pháp-Phổ kết thúc với việc quân Phổ chiếm đóng Paris, thủ đô của đế chế Pháp thứ hai. Bayern, Baden, và Württemberg đã được đưa vào Liên bang Bắc Đức trong Hiệp ước Frankfurt (1871). Bismarck sau đó tuyên bố vua Wilhelm I, trở thành hoàng đế Wilhelm I, là nhà lãnh đạo mới, thống nhất các nước Đức (Đế quốc Đức). Với quân Đức còn đóng ở Paris, Napoleon III giải tán đế quốc Pháp và một nước cộng hòa mới, Đệ Tam Cộng hòa Pháp, được thành lập dưới sự lãnh đạo của Adolphe Thiers.